Mẫu KPI Cho Nhân Viên Bán Hàng: Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất

Mẫu KPI Cho Nhân Viên Bán Hàng

KPI là công cụ hỗ trợ giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và theo dõi kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, để xây dựng được KPI và áp dụng sao cho hiệu quả đang là một bài toán khó với không ít doanh nghiệp. 

Với mẫu KPI cho nhân viên bán hàng, sẽ giúp bạn hình dung được các bước thiết lập. Từ đó, áp dụng để đánh giá quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Mẫu KPI cho nhân viên bán hàng được hình thành qua 8 bước
Mẫu KPI cho nhân viên bán hàng được hình thành qua 8 bước

Lợi ích của việc xây dựng KPI cho nhân viên bán hàng

Xây dựng KPI (Key Performance Indicators) cho nhân viên bán hàng là một bước quan trọng trong việc quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc. Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ được bản chất và mục đích sử dụng KPI để làm gì. Dưới đây là những lợi ích việc thiết lập KPI:

  • Định hướng mục tiêu rõ ràng: KPI giúp định hình những gì cần đạt được, giúp nhân viên và chủ doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động quan trọng nhất để đạt được kết quả.
  • Đo lường hiệu suất: KPI cung cấp một cơ sở đo lường để đánh giá hiệu suất của nhân viên bán hàng. Từ đó, giúp chủ doanh nghiệp  đưa ra các biện pháp cải thiện nếu cần thiết.
  • Thách thức và động lực: KPI đặt ra mục tiêu đo lường rõ ràng, nhân viên sẽ cảm thấy động lực và có ý thức cống hiến cao hơn.
  • Xác định hoạt động và kỹ năng quan trọng: KPI giúp xác định những hoạt động và kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên bán hàng. Điều này giúp nhân viên biết nên tập trung vào những nhiệm vụ có quyết định đến kết quả kinh doanh. 
  • Xác định vai trò và trách nhiệm: KPI giúp người quản lý xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng nhân viên bán hàng. 

Tham khảo mẫu KPI cho nhân viên bán hàng

Dưới đây là một số mẫu KPI cho nhân viên bán hàng để bạn tham khảo: 

Bảng mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng kinh doanh
Bảng mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng kinh doanh
Bảng mẫu KPI cho vị trí nhân viên bán hàng
Bảng mẫu KPI cho vị trí nhân viên bán hàng
Bảng mẫu KPI cho nhân viên sales Executive
Bảng mẫu KPI cho nhân viên sales Executive

Các bước thiết lập bảng KPI cho nhân viên bán hàng

Để hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả, trước hết cần xây dựng một bảng KPI phù hợp. Dựa vào ngành hàng kinh doanh, mục tiêu của nhân viên bán hàng và một số yếu tố khác, nhà quản trị sẽ có quy trình thiết lập KPI chính xác.

Xác định ngành hàng kinh doanh và yêu cầu công việc

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về ngành bán hàng mà công ty hoạt động. Bao gồm việc nắm vững các sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán, thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng và cạnh tranh. Điều này giúp xác định những chỉ số quan trọng cần đo lường, như doanh số bán hàng, số lượng khách hàng mới, hoặc tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Tiếp theo, hãy xác định yêu cầu công việc của nhân viên bán hàng. Bao gồm việc tiếp cận khách hàng, tư vấn sản phẩm, chốt giao dịch và xây dựng mối quan hệ khách hàng. Hiểu rõ về yêu cầu công việc giúp xác định các chỉ số đo lường liên quan, chẳng hạn như số lượng cuộc gọi bán hàng, tỷ lệ chốt giao dịch thành công, hoặc mức độ hài lòng của khách hàng.

Xác định mục tiêu cụ thể mà nhân viên bán hàng cần đạt được

Xác định mục tiêu cụ thể giúp nhân viên định hướng được các công việc cần làm. Dưới đây là một số bước để xác định các mục tiêu cụ thể cho nhân viên bán hàng:

  • Phân tích chiến lược kinh doanh và mục tiêu chung của công ty.
  • Dựa trên chiến lược kinh doanh, xác định những mục tiêu cụ thể mà công ty muốn đạt được trong lĩnh vực bán hàng.
  • Tìm hiểu và phân tích các yếu tố quan trọng quyết định khả năng chốt đơn thành công.
  • Dựa trên các yếu tố quan trọng đã xác định, đặt ra các mục tiêu cụ thể cho nhân viên bán hàng.
  • Liên kết các mục tiêu để xác định chỉ tiêu KPI thích hợp, theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhân viên.
Cần xác định được mục tiêu mà công ty mong muốn trước khi đặt KPI
Cần xác định được mục tiêu mà công ty mong muốn trước khi đặt KPI

Chọn những chỉ số KPI phù hợp

Quy trình lựa chọn các chỉ số để thêm vào mẫu KPI cho nhân viên bán hàng là một quá trình cần thảo luận với quản lý, nhân viên và các bộ phận liên quan khác. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn chỉ số KPI:

  • Chỉ số phải phản ánh mục tiêu tổng thể của công ty và bộ phận kinh doanh, bán hàng
  • Dựa vào các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất nhân viên bán hàng. Ví dụ, số lượng cuộc gọi tiếp cận khách hàng, doanh số bán hàng, tỷ lệ chốt giao dịch thành công, hoặc mức độ hài lòng của khách hàng có thể là những yếu tố quan trọng cần xem xét.
  • Đảm bảo chỉ số KPI có thể đo lường được và khả thi trong việc thu thập dữ liệu.
  • Chỉ số KPI cần đa dạng để đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu suất bán hàng.
  • Các chỉ số KPI cần dựa trên ngành hàng cụ thể và yêu cầu công việc của công ty.
  • Bảng mẫu KPI thể hiện mục tiêu và tiêu chí đo lường cụ thể.

Quan trọng nhất là đảm bảo sự tham gia và đồng thuận của tất cả các bên trong quá trình lựa chọn chỉ số KPI. Điều này đảm bảo rằng các chỉ số được áp dụng và nhân viên có khả năng thực hiện để đạt được mục tiêu của công ty và bộ phận bán hàng.

Thiết lập bảng KPI cho nhân viên bán hàng

Sau khi xác định được các chỉ số, bước tiếp theo là xây dựng bảng mẫu KPI cho nhân viên bán hàng cụ thể. Trong quá trình này, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Xác định và liệt kê các chỉ số KPI phù hợp dựa trên yêu cầu công việc và mục tiêu tổng thể.
  • Đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng chỉ số KPI và xác định tiêu chí đo lường. Ví dụ, mục tiêu có thể là đạt doanh số hàng tháng là 10 tỷ hoặc tăng tỷ lệ chốt giao dịch thành công lên 80%. Xác định cách đo lường và thu thập dữ liệu cho mỗi chỉ số KPI để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu.
  • Thiết kế bảng mẫu bảng KPI cho nhân viên bán hàng gồm các cột tương ứng cho từng chỉ số KPI và thông tin liên quan.
  • Thiết kế bảng KPI sao cho minh bạch và dễ hiểu để nhân viên bán hàng có thể theo dõi và hiểu rõ tiến trình công việc của mình.
  • Bảng KPI cần được theo dõi và cập nhật định kỳ để theo dõi hiệu suất của nhân viên và đánh giá kết quả công việc.
Xây dựng KPI cần dựa vào mục tiêu của công ty và yêu cầu làm việc của nhân viên
Xây dựng KPI cần dựa vào mục tiêu của công ty và yêu cầu làm việc của nhân viên

Tính toán mục tiêu và tiêu chí đo lường KPI

Để định hướng và đánh giá hiệu suất làm việc, cần có mục tiêu và tiêu chí đo lường các chỉ số KPI của nhân viên bán hàng.  Khi có mục tiêu và có tiêu chí đo lường cụ thể, nhân viên và người quản lý có thể nhận ra được yếu tố nào quan trọng nhất và tập trung vào nó. Từ đó, đạt được mục tiêu và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tổ chức. Khi thiết lập mục tiêu cần lưu ý:

  • Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể là những kết quả hoặc mức đạt được mà nhân viên bán hàng cần đạt được..
  • Liên kết với mục tiêu tổng thể: Mục tiêu cần được định rõ và phản ánh mục tiêu tổng thể của công ty hoặc phòng kinh doanh bán hàng. 
  • Định rõ và dễ hiểu: Mục tiêu và tiêu chí đo lường cần được định rõ, dễ hiểu và phù hợp với thực tế công việc. 
  • Khả thi và khả năng đo lường: Đảm bảo rằng mục tiêu và tiêu chí đo lường có thể được thu thập dữ liệu một cách khả thi và đo lường được một cách chính xác. Cần có hệ thống và quy trình để thu thập dữ liệu liên quan đến các chỉ số KPI và đánh giá kết quả.
  • Mỗi chỉ số KPI cần có một mục tiêu cụ thể và tiêu chí đo lường riêng, giúp tập trung vào từng yếu tố một cách rõ ràng.

Xây dựng chu kỳ đo lường và theo dõi

Thiết lập chu kỳ đo lường và theo dõi là quá trình giúp đánh giá hiệu suất, định hướng công việc, theo dõi tiến độ và thúc đẩy đạt được mục tiêu. Việc đưa chu kỳ vào bảng mẫu KPI cho nhân viên bán hàng sẽ có nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Đánh giá hiệu suất: Bằng cách so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đã đặt, người quản lý có thể xác định được mức độ đạt được và đưa ra đánh giá về hiệu suất của nhân viên.
  • Định hướng công việc: Qua việc theo dõi KPI theo chu kỳ, nhân viên bán hàng có thể nhận được kết quả công việc của mình. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về những gì đang hoạt động tốt và những khía cạnh cần cải thiện..
  • Theo dõi tiến độ: Theo dõi và so sánh kết quả trong mỗi chu kỳ, người quản lý và nhân viên kiểm tra công việc đã được tiến hành đúng hướng chưa và đạt được tiến độ như mong đợi hay không.
  • Tạo động lực: Theo dõi theo chu kỳ giúp nhận thấy hiệu suất công việc rõ ràng. Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy động lực và cố gắng để đạt được mục tiêu KPI đề ra.
  • Quản lý hiệu quả: Mẫu KPI cho nhân viên bán hàng xây dựng theo chu kỳ giúp quản lý theo dõi hoạt động của bộ phận bán hàng. Từ đó, cải thiện hiệu suất và điều chỉnh kế hoạch hoặc phương pháp làm việc nếu cần thiết.
Thiết lập chu kỳ trong bảng KPI giúp nhân viên dễ theo dõi tiến độ và định hướng công việc
Thiết lập chu kỳ trong bảng KPI giúp nhân viên dễ theo dõi tiến độ và định hướng công việc

Đánh giá, so sánh KPI với kết quả thực tế

Cách đánh giá KPI thường dựa trên việc so sánh kết quả thực tế đạt được với mục tiêu đã đặt ra trong bảng mẫu KPI cho nhân viên bán hàng đã xây dựng trước đó. Dưới đây là một số phương pháp thông thường mà chủ doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • So sánh với từng mục tiêu cụ thể: Đánh giá thành tích đạt được của nhân viên bằng cách so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đã đặt ra cho từng chỉ số KPI cụ thể.
  • Sử dụng biểu đồ và xu hướng: Theo dõi các chỉ số KPI theo thời gian bằng cách sử dụng biểu đồ và xu hướng. Điều này giúp quản lý và nhân viên nhìn thấy công việc có sự tiến bộ hay không.
  • Đánh giá chất lượng công việc và dịch vụ: Sử dụng phản hồi từ khách hàng hoặc khảo sát để đánh giá chất lượng của công việc và dịch vụ mà nhân viên cung cấp. Điều này có thể bao gồm đánh giá về sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, khả năng giao tiếp và quản lý khách hàng.
  • Đánh giá quy trình làm việc: Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên bằng cách xem xét các yếu tố như khả năng quản lý thời gian, giao tiếp, quản lý khách hàng và các quy trình làm việc khác.
  • So sánh với tiêu chuẩn hoặc ngưỡng đã thiết lập: Đánh giá KPI bằng cách so sánh với tiêu chuẩn hoặc ngưỡng đã được đặt ra. Tiêu chuẩn ở đây có thể là tiêu chuẩn của ngành, lĩnh vực hoặc các mục tiêu đã được công ty đề ra.

Liên tục điều chỉnh KPI cho phù hợp

Quá trình điều chỉnh và cải tiến bảng mẫu KPI cho nhân viên bán hàng là bước cần được thực hiện thường xuyên. Điều này nhằm mang lại hiệu quả và đáp ứng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ta, cập nhật KPI giúp:

  • Tính khả thi và đáng tin cậy: Điều chỉnh KPI đảm bảo các chỉ số có tính khả thi, có thể được đo lường một cách chính xác. 
  • Phản ánh và hỗ trợ chiến lược mới: Khi công ty thay đổi hướng đi hoặc phát triển các chiến lược mới, việc điều chỉnh KPI giúp nhân viên bán hàng tập trung vào những mục tiêu quan trọng và phù hợp với chiến lược tổng thể.
  • Định hướng và tập trung công việc: Bằng cách sắp xếp lại và điều chỉnh các chỉ số, công ty có thể định hướng nhân viên vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất và đạt được hiệu suất tốt hơn.

Bảng mẫu KPI cho nhân viên bán hàng thực sự là công cụ cần thiết, phù hợp với tất cả các ngành hàng kinh doanh. Đây không chỉ đơn giản là bảng mục tiêu, tạo động lực, trách nhiệm cho nhân viên phấn đấu hoàn thành công việc mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình kinh doanh. 

Trang web vieclamdichvukhachhang.com, nơi kết nối giữa nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng. Qua nền tảng uy tín này, các doanh nghiệp có thể đăng tuyển việc làm liên quan đến bác hàng, dịch vụ khách hàng miễn phí. Với 1000+ lượt truy cập mỗi ngày, website này hỗ trợ quy trình tuyển chọn, đánh giá nhân lực nhân sự một cách tối ưu nhất.

Dương Bảo Long

Dương Bảo Long là người góp công lớn cho quá trình ra đời trang web vieclamdichvukhachhang.com, một nền tảng tạo nên sự gắn kết với người lao động và nhà tuyển dụng. Với tinh thần trách nhiệm và chuyên nghiệp, ông đã kết nối thành công những người trẻ có đam mê cháy bỏng với những doanh nghiệp lớn hiện nay. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: 34 Đ. Bình Trị Đông, Bình Trị Đông, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam